Rất nhiều bố mẹ không hề biết: “Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc tăng động giảm chú ý dao động từ 3,2 – 9,3%” (Thông tin tại hội thảo khoa học “Chiến lược toàn diện trong quản lý trẻ tăng động giảm chú ý”). Các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý có thể nhận thấy ở trẻ từ dưới 3 tuổi đến 12 tuổi nhưng thực tế, hầu hết các phụ huynh chỉ nghĩ con mình hơi năng động mà không nghĩ rằng trẻ đang mắc hội chứng tăng động giảm chú ý. Ở bài viết này, chúng tôi đã giúp bố mẹ tổng hợp lại những thông tin uy tín và đầy đủ nhất để bạn nhận biết và hỗ trợ điều trị.
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi hành vi hiếu động thái quá, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, nhưng bồng bột trong suy nghĩ và kèm theo sự kém tập trung chú ý.
Hội chứng này thường có 3 dạng:
- Giảm chú ý: Trẻ khó tập trung vào những điều mình đang làm và dễ bị những yếu tố khác chi phối; thích làm theo ý mình, không tuân theo quy tắc và chỉ dẫn của bố mẹ.
- Hiếu động quá mức: Trẻ thường không ngồi ở vị trí cố định mà thích chạy nhảy, thiên về các biểu hiện hiếu động, bốc đồng và vẫn có thể tập trung, chú ý.
- Kết hợp: Trẻ có cả hai biểu hiện nêu trên, ngoài ra, trẻ thường xuyên đặt ra câu hỏi và trả lời khi chưa nghe hết câu (tùy từng trường hợp mà xảy ra tình trạng ngắt lời) của người khác.
Nguyên nhân tăng động giảm chú ý
Đây là 8 nguyên nhân thường gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bạn nhỏ:
- Thay đổi chức năng và cấu trúc não.
- Gen di truyền từ gia đình.
- Trẻ sơ sinh thiếu cân (dưới 2.5kg).
- Trẻ sinh non (trước 37 tuần tuổi).
- Tổn thương não bộ từ nhỏ.
- Mẹ bầu hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất gây nghiện.
- Rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
- Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá, độc chì.
Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý
Để biết được trẻ có gặp vấn đề tăng động giảm chú ý hay không thì ba mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết dưới đây. Tuy nhiên, các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý này cần được quan sát thông qua các hoạt động sinh hoạt của bé hàng ngày trong liên tục 6 tháng.
Khả năng tập trung kém
Các dấu hiệu trẻ bị tăng động dễ nhận thấy là tình trạng kém tập trung và không tự tin khi giao tiếp. Bé sẽ thích không gian riêng của mình và không muốn tiếp xúc với bạn bè xung quanh. Bé thường không chú ý vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như không lắng nghe những điều ba mẹ nói. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm bé để kịp thời biết được liệu bé có đang gặp khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc, ngôn ngữ hay không.
Tăng động, hiếu động quá mức
Biểu hiện của trẻ tăng động có thể thấy là trẻ liên tục nói chuyện, liên tục di chuyển và rất khó chịu khi phải ở cố định một chỗ. Trong những hoạt động vui chơi cùng gia đình hay bạn bè, bạn nhỏ sẽ thiếu sự kiên nhẫn, dễ cáu gắt và bỏ ra chơi một mình. Một dấu hiệu bố mẹ không nên xem nhẹ đó là con thường ngắt lời người khác và không nghe lời của người lớn. Nếu người lớn không đáp ứng nhu cầu, mong muốn của bé thì bé sẽ rất dễ nổi giận, la khóc “ăn vạ”.
Khả năng ngôn ngữ phát triển chậm
Khả năng ngôn ngữ chậm phát triển có vẻ giống với trẻ tự kỷ, tuy nhiên, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có khả năng nghe nói bình thường ở giai đoạn đầu, càng về sau càng chậm lại. Các bạn nhỏ gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc hoặc ý nghĩ bằng ngôn từ, không thể sắp xếp cấu trúc câu đơn một cách hợp lý.
Dễ nổi nóng, bốc đồng
Trẻ tăng động thường dễ nổi nóng và khó kiềm chế cảm xúc. Dạy các bạn nhỏ bình thường học cách kiên nhẫn lắng nghe đã khó, hướng dẫn các bạn tăng động càng khó hơn. Thậm chí, trong các trường hợp nặng, trẻ có xu hướng bạo lực nếu không được hướng dẫn xử lý cảm xúc đúng cách. Điều này đòi hỏi sự nhẫn nại và yêu thương cực kỳ lớn ở bố mẹ.
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên kéo dài từ 6 tháng trở lên, bạn hãy nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của gặp bác sĩ. Trường hợp rối loạn nhẹ thì chỉ cần sử dụng các biện pháp tâm lý, không cần sự can thiệp của thuốc.
Bố mẹ làm gì khi trẻ bị tăng động?
Với bất kỳ đứa trẻ nào, bố mẹ giữ vai trò chính trong việc hình thành tâm lý những năm đầu đời. Với các bạn nhỏ bị tăng động giảm chú ý, sự đồng hành, quan tâm sát sao của phụ huynh lại càng quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên từ các bác sĩ tâm lý dành cho bố mẹ có con là trẻ bị tăng động giảm chú ý, bố mẹ hãy lưu về nhé.
Hỗ trợ tâm lý cho trẻ
- Dành nhiều thời gian để trò chuyện, khuyến khích bé tập nói để diễn tả cảm xúc của mình.
- Đưa ra các quy tắc, công việc cụ thể để trẻ biết được mình nên làm gì.
- Hãy cùng con lập kế hoạch và theo dõi, giúp đỡ cho đến khi hoàn thành công việc.
- Tìm ra ưu điểm của bé và tạo cơ hội cho bé phát huy điểm mạnh của mình là cách giúp bé trở nên tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Giữ cho trẻ tâm lý thoải mái nhất (bố mẹ chủ động kiểm soát cảm xúc của chính mình, kiên nhẫn với con).
Cải thiện lối sống cho trẻ
- Nên hạn chế những loại thức ăn có chứa đường hay các chất gây dị ứng như sữa và trứng trong khẩu phần ăn của con.
- Không để các bạn nhỏ xem tivi, điện thoại quá nhiều, tránh trẻ cô lập bản thân mình hơn, khó tiếp cận với môi trường xung quanh.
- Tham gia các hoạt động vui chơi cùng con hoặc cho con tham gia các hoạt động tập thể.
- Không nên bắt ép con chơi các trò trí tuệ cao hoặc cần tập trung nhiều bước gây khó khăn và nhàm chán.
Việt Hùng cho rằng, dù các bạn nhỏ có bị tăng động giảm chú ý hay không thì những điều trên vẫn nên được bố mẹ chú ý. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thói quen hàng ngày là tiền đề xây dựng con người phát triển toàn diện và vươn xa nhưng lại thường bị bỏ qua. Đặc biệt, việc kết nối với xã hội, với mọi người ngày càng bị xem nhẹ khi công nghệ thông tin bùng nổ. Cùng với đó, công việc bộn bề cũng khiến bố mẹ thiếu thời gian dành cho con hơn.
Trung tâm bóng đá – giáo dục thể chất song ngữ Việt Hùng hoàn toàn hiểu những điều này. Bởi vậy, đội ngũ luôn lồng ghép các hoạt động gắn kết (trò chơi dân gian, thi đấu bóng đá đối kháng, giao lưu trò chuyện…) để đồng hành cùng bố mẹ giúp các bạn nhỏ luôn có tinh thần thoải mái, dễ dàng giao tiếp và kết nối với mọi người hơn. Đó cũng chính là lí do Việt Hùng lựa chọn bóng đá – môn thể thao với tinh thần đồng đội cao – là cách giúp các thầy hỗ trợ thế hệ trẻ phá vỡ giới hạn bản thân.
Các điểm tập của Trung tâm:
- Sân bóng Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng.
- Sân bóng Bao Bì, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Hotline: 0964.799.066