Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người được coi là béo phì, thừa cân khi:
- Cân nặng vượt quá mức tương ứng với chiều cao
- Có lượng mỡ tích tụ nhiều tại một số bộ phận của cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
BMI (chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ theo từng lứa tuổi) là chỉ số người ta thường dựa vào để đánh giá mức độ thừa cân ở trẻ em. Dưới đây là cách tính BMI giúp các phụ huynh chủ động nhận biết thể trạng của con và một số gợi ý phù hợp để bố mẹ định hướng cho trẻ phát triển khỏe mạnh.
Cách tính BMI kiểm tra mức độ béo phì
BMI (Body Mass Index) là phép tính ước lượng mỡ của cơ thể theo chiều cao và cân nặng, hay còn được gọi là “chỉ số BMI theo tuổi” đối với trẻ nhỏ.
Để đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em, ta sử dụng phép tính sau:
BMI = Cân nặng/(Chiều cao*chiều cao)
Trong đó:
- Chiều cao tính theo đơn vị (m)
- Cân nặng tính theo đơn vị (kg)
Chẳng hạn, với bạn nhỏ có chiều cao 1m20, cân nặng 35kg, ta tính:
BMI = 35 / (1.20 x 1.20) = 24.3
Đối chiếu với bảng kết quả dưới đây để tham khảo:
Suy dinh dưỡng, thiếu cân | BMI < 18.5 |
Trẻ cân đối | BMI: 18 – 22.9 |
Có dấu hiệu thừa cân | BMI: 23 – 24.9 |
Dấu hiệu gần béo phì | BMI: 25 – 29.9 |
Béo phì | BMI > 30 |
Như vậy, bạn nhỏ cao 1m20, nặng 35kg ở trên đang có dấu hiệu thừa cân, nên chú ý tập luyện và ăn uống khoa học hơn.
Dấu hiệu cảnh báo béo phì ở trẻ em
Bất cứ phụ huynh nào cũng muốn hiểu rõ sức khỏe con và giúp trẻ chủ động phòng ngừa, duy trì lối sống, ăn uống khoa học. Để ý những dấu hiệu dưới đây để sớm nhận biết tình trạng của con có đang thực sự ổn định không, bố mẹ nhé:
- Chỉ số BMI của trẻ cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn;
- Mỡ tích nhiều tại một số vùng nhất định trên cơ thể (cằm, hai bên ngực, cánh tay, đùi);
- Có xu hướng vận động khó khăn, chậm chạp hơn;
- Biểu hiện thèm ăn, ăn nhiều, khẩu phần ăn mỗi bữa ngày càng tăng;
- Nhu cầu ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh nhiều hơn;
- Trẻ gần như không ăn rau, hoặc ăn rất ít…
Nguyên nhân dẫn tới béo phì ở trẻ em
Ba nguyên nhân chính thường gặp nhất ở các bạn nhỏ có thể trạng thừa cân là chế độ dinh dưỡng, di truyền và do tâm lý xã hội.
– Chế độ dinh dưỡng và lối sống không hợp lý
Nguyên nhân này dễ gặp ở các bạn nhỏ có xu hướng ăn nhiều chất béo (thức ăn chiên xào, đồ ăn nhanh) và chất bột đường (nước ngọt, kem, chè,…) nhưng ngược lại, vận động cơ thể lại rất hạn chế, thậm chí là lười vận động. Sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng cần dùng của cơ thể gây ra nguy cơ thừa cân. Những gì cơ thể không sử dụng hết sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích trữ ở nhiều cơ quan như cằm, bụng, đùi, nội tạng,…
– Tính di truyền qua gen leptin
Rất dễ nhận thấy hầu hết các gia đình có bố mẹ hoặc ông bà là người nặng cân thì con cái cũng sẽ có thể trạng tương tự. Xác suất các bạn nhỏ sinh ra béo chiếm tới 70 – 80% do sự di truyền của gen leptin đã được các nhà khoa học chứng minh. Tuy nhiên, sự di truyền này không đáng thất vọng bởi việc thừa cân hoàn toàn có thể được kiểm soát khi ta chủ động.
– Trẻ em béo phì do tâm lý xã hội
Những tổn thương tâm lý sâu sắc có thể dẫn tới tình trạng dư thừa cân nặng. Điều này hoàn toàn logic khi bạn quan sát những đứa trẻ sống trong môi trường căng thẳng (gia đình bất ổn, học hành áp lực,…). Tâm lý tổn thương khiến trẻ trở nên thu mình, mất kiểm soát cảm xúc, dễ kích động, cáu giận. Việc không thể giao tiếp, không thể tự tìm cách giải tỏa khiến các bạn nhỏ có xu hướng ăn nhiều hơn để giảm áp lực, làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân.
Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp, nhưng các yếu tố về nội tiết cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ gia tăng béo phì.
Giải pháp để ổn định cân nặng cho trẻ
Không phải khi bị béo phì rồi mới cần chú ý mà với bất cứ bạn nhỏ nào, cha mẹ cũng nên giúp con rèn thói quen ăn uống, cũng như hoạt động thể chất. Đồng thời, luôn lắng nghe và thấu hiểu các con là cách các phụ huynh chăm sóc sức khỏe cả thể chất và tinh thần cho con.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm nhưng cần cân đối hợp lý khẩu phần.
- Tập cho các bạn nhỏ ăn đúng giờ, một ngày có thể ăn nhiều bữa để không đói, không no.
- Để trẻ ăn trước khi đói và dừng ăn khi vừa no.
- Không cho trẻ ăn tối quá muộn, nên ăn trước 8 giờ tối.
- Ăn chậm, nhai kỹ, cả gia đình nên tập trung cùng nhau để gia tăng chất lượng mỗi bữa ăn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và đường.
- Ưu tiên ăn rau xanh, các loại quả ít ngọt…
– Tăng cường vận động thể chất
Hai nguyên tắc nhỏ chỉ cần bố mẹ nhớ để xây dựng thói quen rèn luyện thể chất cho con:
- Vận động thường xuyên và duy trì liên tục nhưng phải phù hợp với thể trạng của cá nhân con.
- Vận động không nên là sự ép buộc, hãy tạo cho trẻ sự yêu thích và đam mê.
Hướng dẫn các bạn nhỏ sinh hoạt điều độ, ngủ sớm và đủ giấc; khuyến khích các bạn làm việc nhà, hạn chế chơi điện thoại, ngồi xem tivi quá lâu; hàng ngày cùng trẻ tập thể dục hoặc đi bộ nhẹ nhàng… Có rất nhiều hoạt động tích cực bố mẹ nên tham gia cùng con để tạo hứng thú.
Bên cạnh đó, chọn cho các con một bộ môn thể thao tập thể để tham gia cũng là cách hữu hiệu giúp các bạn nhỏ tập luyện. Bóng đá là một trong những bộ môn như thế, không chỉ tạo cơ hội cho trẻ được vận động mà còn thúc đẩy khả năng giao tiếp, tinh thần kỷ luật, sự tự giác và phát huy các kỹ năng mềm. Tại Trung tâm bóng đá – giáo dục thể chất song ngữ Việt Hùng, các bạn nhỏ được học giáo án xây dựng theo tuần sao cho phù hợp với thể trạng, được các thầy tiếp lửa đam mê để mỗi buổi ra sân là cả sự háo hức, mong chờ.
Các điểm tập của Trung tâm:
- Sân bóng Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng.
- Sân bóng Bao Bì, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Hotline: 0964.799.066