“Mới bé tí đã phải đeo kính rồi!” – Câu cảm thán này có lẽ đã quá quen với nhiều bậc phụ huynh cũng như các bạn nhỏ. Công nghệ thông tin phát triển tạo ra xã hội với nhiều yếu tố dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, tinh thần trẻ em, trong đó có các bệnh về mắt. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ nhận diện được nguy cơ hoặc vấn đề về thị lực của con và có những định hướng giúp các bạn nhỏ cải thiện tình trạng của mình.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có vấn đề thị lực
Đây là một số những dấu hiệu nổi bật cảnh báo nguy cơ thị lực của trẻ không còn ổn định, bố mẹ nên chú ý:
- Có xu hướng nheo mắt khi đọc sách hay xem TV
- Tránh các hoạt động đòi hỏi phải nhìn gần (đọc sách, sử dụng máy tính,..) hoặc phải nhìn xa như chơi thể thao
- Không theo kịp bài giảng, bài viết ở lớp
- Mắt trẻ có cảm giác mệt mỏi hoặc trẻ bị đau đầu
- Dụi mắt nhiều
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Chảy nước mắt mà không rõ lý do
- Cúi sát hoặc cầm sách gần để đọc
- Lạc điểm nhìn hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt khi đọc
- Ngồi rất gần TV hoặc màn hình máy tính
- Hay nghiêng đầu để nhìn rõ hơn
Nếu các bạn nhỏ nhà mình có bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu trên, bố mẹ hãy đưa các bạn tới cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc phụ huynh tìm hiểu các bệnh về mắt phổ biến và định hướng phòng tránh cho trẻ vẫn là tốt nhất.
Cận thị và nguyên nhân gây cận thị
Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, trẻ bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa. Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc nên khi phải quan sát các vật ở xa trẻ thường phải nheo mắt.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị cận thị:
- Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ.
- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg) đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị. Trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.
- Trẻ xem ti vi quá gần, nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới tivi nhỏ hơn 3m thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
- Tư thế ngồi học không ngay ngắn, cúi sát xuống bàn hoặc đọc sách trong điều kiện thiếu sáng.
- Thường xuyên xem điện thoại, đặt biệt là xem trong bóng tối.
Viễn thị và nguyên nhân gây viễn thị
Ngược lại với cận thị – ảnh hiện ở phía trước võng mạc do mắt hội tụ quá nhiều, viễn thị là do mắt có độ hội tụ yếu, trẻ không nhìn rõ hình ảnh của vật ở khoảng cách gần. Với những mắt viễn thị nhẹ, mắt trẻ có thể điều tiết để nhìn rõ hình ảnh của vật nhưng rất dễ bị mỏi mắt. Những trẻ có mắt viễn thị nặng, mắt trẻ không điều tiết được dẫn đến nhìn mờ cả ở khoảng cách xa và gần.
Nguyên nhân của tật viễn thị ở trẻ em thường là do mắt quá nhỏ, trục trước sau của mắt quá ngắn, vì vậy, ảnh hiện ra sau võng mạc. Theo thời gian, khi trẻ lớn lên, mắt trẻ sẽ tăng dần kích thước cùng với chiều cao thân thể và độ viễn thị có thể giảm dần. Đến một lúc nào đó, khi ảnh hiện đúng lên trên võng mạc thì mắt không tăng trưởng nữa và trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mắt không tăng trưởng, trẻ sẽ bị viễn thị bẩm sinh.
Bình thường, trẻ em mới sinh luôn luôn bị viễn thị. Tuy nhiên, độ viễn thị của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2 – 3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ nhưng nếu ở tuổi này, mắt trẻ không hoặc ít phát triển thì trẻ sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường gặp ở tuổi bắt đầu vào học cấp 1.
Loạn thị và nguyên nhân gây loạn thị
Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loạn thị xảy ra khi hình ảnh quan sát khi đi vào mắt không hội tụ ở võng mạc, trẻ nhìn mọi vật trở nên mờ ảo. Loạn thị ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm có thể gây chứng nhược thị, mù lòa.
Loạn thị ở trẻ nhỏ là do giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong bất thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự bất thường này xảy ra trong cấu trúc mắt vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể làm gia tăng khả năng mắc chứng loạn thị ở trẻ em:
- Do yếu tố di truyền: Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người thân, cha mẹ, ông bà bị loạn thị thì có nguy cơ cao ra đời cũng bị loạn thị.
- Cận thị, viễn thị: Nếu trẻ bị một tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị thì có thể làm tăng khả năng xảy ra loạn thị ở trẻ.
- Hút thuốc khi mang thai: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc mẹ hút thuốc (cả chủ động và thụ động) trong thai kỳ và chứng loạn thị ở trẻ sau sinh.
Phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ
Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, nó còn là cả tầm nhìn tương lai. Chăm sóc đôi mắt khỏe và sáng sẽ giúp các bạn nhỏ tự tin học tập và vui chơi. Trong quá trình giảng dạy, các thầy giáo Việt Hùng có thể dễ dàng quan sát các bạn nhỏ có bệnh về mắt sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các bạn mắt khỏe. Các bài tập thể lực, sự vận động linh hoạt và tinh thần thoải mái ở mỗi buổi học bóng đá tại trung tâm Việt Hùng hỗ trợ cải thiện thị lực không ít cho trẻ. Tham gia các hoạt động thể chất như đá bóng vừa tác động trực tiếp tới sự linh hoạt của mắt vừa có ảnh hưởng gián tiếp nhờ việc hạn chế trẻ dùng điện thoại, xem tivi,… Tuy nhiên, bất cứ bạn nhỏ nào dù có hay không các vấn đề về mắt thì cũng vẫn cần chú ý rèn luyện thói quen tốt hàng ngày:
- Hướng dẫn các bạn ngồi thẳng lưng, tránh gù hoặc ngồi rướn, giữ khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng 30cm.
- Phòng học cần đảm bảo đủ ánh sáng, không để trẻ ngồi ngược sáng.
- Nên kiểm soát thời gian cũng như khoảng cách trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính…
- Tăng cường cho trẻ chế độ ăn giàu vitamin A như gan, cá, tôm, thịt, trứng, sữa, rau củ, trái cây… các loại ngũ cốc giàu vitamin E để củng cố vỏ nhãn cầu, phòng ngừa cận thị.
Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen tập luyện thể dục thể thao không chỉ để bảo vệ sức khỏe đôi mắt mà còn đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần toàn diện cho các bạn nhỏ. Mỗi yếu tố đều tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau nên bố mẹ đừng bỏ qua bất kỳ phương diện nào nhé!
Các điểm tập của Trung tâm:
- Sân bóng Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng.
- Sân bóng Bao Bì, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Hotline: 0964.799.066